QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGÀNH HÀNG TỔ YẾN
Ở nước ta, nghề nuôi chim yến đã có từ thế kỷ 19 ở Hội An (vua Tự Đức – 1848), khi nghế nuôi yến với mục đích thương mại là một hoạt động sản xuất đã xuất hiện từ năm 2004 ở một số tỉnh Nam bộ. Tuy nhiên, trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, nghề này đã phát triển khá mạnh và với nhiều loại hình và quy mô khác nhau.
Hiện nay, nghề nuôi chim yến phát triển khá mạnh ở các nước Đông Nam Á gồm Indonesia sản lượng tổ yến chiếm 60% (150.000 nhà yến), Thái Lan chiếm 20%, Malaysia chiếm 7% với 450 tấn yến (năm 1998 có 900 nhà yến đến năm 2018 có trên 100.000 nhà yến tăng 111 lần), 4 nước là Việt Nam, Philippine, Campuchia và Myanmar chiếm 13% (báo cáo của Cục Chăn nuôi năm 2019).
Một số chỉ tiêu định hướng phát triển chăn nuôi năm 2023:
– Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng khoảng 5,5-6,0% so với năm 2022;
– Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7,0-7,5 triệu tấn (tăng 5,0-5,5%);
– Sản lượng trứng các loại khoảng 19,1 tỷ quả (tăng 3,8%);
– Sản lượng sữa đạt trên 1,25 triệu tấn (tăng 8%);
– Sản lượng mật ong là 60 nghìn tấn;
– Sản lượng tổ yến đạt 150 tấn.
Xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc chính ngạch:
Nghị định thư ký ngày 09/11/2022 giữa Bộ NN-PTNT Việt Nam (MARD) với Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (GACC)
Điều 3 của Nghị đinh thư có nêu:
⇒ Sản xuất và chế biến tổ yến để xuất khẩu phải đáp ứng các quy định có liên
quan của Việt Nam (Luật Chăn nuôi + Luật Thú y + Luật An toàn thực phẩm, Luật Thương mại….) và Trung Quốc (Lệnh 248 và 249).
⇒ Các nhà nuôi yến phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và được GACC đưa vào hồ sơ.
HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NUÔI CHIM YẾN
- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018 được quy định trong Điều 64. Quản lý nuôi chim yến.
- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP, ngày 21/1/2020 của Chính phủ, hướng dẫn chi tiết tại Điều 26 và các Thông tư hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi có hiệu lực từ 01/01/2020 đã có những quy định cụ thể về quản lý nuôi chim yến như điều kiện nuôi, sơ chế và đặc biệt quy định chất lượng tổ yến sơ chế.
- Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.
- Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT, ngày 22/11/2019 của Bộ NNPTNT, quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
- Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 quy định về hoạt động chăn nuôi.
“Tổ chức, cá nhân chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này” (Khoản 2 Điều 4).
KÊ KHAI HOẠT ĐỘNG NUÔI CHIM YẾN
Luật Chăn nuôi
Điều 54. Kê khai hoạt động chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định loại, số lượng vật nuôi phải thực hiện kê khai, thời điểm kê khai và mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi.
Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT
Điều 4. Kê khai hoạt động chăn nuôi
1.Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi về loại, số lượng vật nuôi theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 23
NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
- Thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Nông nghiệp và PTNT
tại Quyết định số 5275/QĐ-BNN-VP ngày 31/12/2021, Cục Chăn nuôi đã phối hợp với Tập đoàn VNPT xây dựng phần mềm cập nhật cơ sở dữ liệu về cơ sở chăn nuôi, cơ sở thức ăn chăn nuôi; - Công văn số 8107/BNN-TY ngày 01/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Cục Chăn nuôi xây dựng dữ liệu quốc gia về số lượng nhà nuôi chim yến, sản lượng tổ yến sát với thực tế, có độ
chính xác cao để phụ vụ công tác quản lý, xuất khẩu; đồng thời chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan với Cục Thú y để cung cấp theo yêu cầu của Trung Quốc.
Hướng dẫn đăng ký mã định danh cho nhà yến và cơ sở chế biến tổ yến.
Như vậy, các chủ nhà yến, chủ cơ sở chế biến tổ yến có thể tự mình làm thủ tục xin cấp mã định danh nhà yến bằng hình thức trực tuyến rất nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, quá trình phê duyệt (bước 2) có thể mất nhiều thời gian do Cơ quan chức năng cần xác minh thông tin đăng ký. Kết quả xét duyệt sẽ được hệ thống gởi thông báo đến chủ nhà yến/ chủ cơ sở chế biến thông qua email/ tin nhắn.
Lưu ý khi đăng ký thông tin tại mục Phân loại cơ sở:
QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ MÃ SỐ ĐỊNH DANH NHÀ YẾN TRÊN HỆ THỐNG
Quy trình đăng ký mã định danh nhà yến gồm 4 bước:
Bước 1. Tạo tài khoản, đăng ký thông tin: Chủ nhà yến đăng ký tài khoản và thông tin về cơ sở nuôi yến/ cơ sở chế biến tổ yến. -> Nhận mã định danh. (Hệ thống tự động cấp).
Bước 2. Phê Duyệt : Quản trị hệ thống bao gồm: Chính quyền địa phương (xã, huyện) xác nhận, Chi cục Chăn nuôi – Thú Y, Cục Chăn nuôi phê duyệt.
Bước 3. Cập nhật thông tin chi tiết về nhà yến: Sau khi tài khoản đã được phê duyệt, chủ nhà yến cần cập nhật thông tin chi tiết về nhà yến như: diện tích, thời gian hoạt động, sản lượng dự kiến, ….
Bước 4: Lưu trữ dữ liệu lên hệ thống dữ liệu quốc gia: Dữ liệu được cập nhật lên hệ thống lưu trữ, phục vụ cho công tác quản lý, truy xuất thông tin.
Tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương
- 29/63 tỉnh/TP (46,0%) ban hành nghị quyết của HĐND về khu vực không được phép chăn nuôi;
- 26/63 tỉnh/TP (41,3%) có nghị quyết về vùng nuôi chim yến;
- 24/63 tỉnh/TP (38,1%) đã ban hành chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi; ü 34/63 tỉnh/TP (61,9%) ban hành quyết định về mật độ chăn nuôi;
- 45/63 tỉnh/TP (71,4%) ban hành kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi.
ỨNG DỤNG QUẢN LÝ CHO XUẤT KHẨU TỔ YẾN
Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia đang thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu của phía nhà nhập khẩu:
– CSDL về giám sát dịch bệnh (đối với cơ sở nuôi yến);
– CSDL về ATTP đối với tổ yến;
– Truy xuất nguồn gốc cả chuỗi liên kết từ nhà/hang yến đến nơi tiêu thụ.
Hệ thống ứng dụng phần mềm làm công cụ quản lý toàn bộ hoạt động, kết nối trong chuỗi