Giống như loài dơi, loài yến cũng có thể thực hiện khả năng định vị bằng tiếng vang, cụ thể là khả năng phát ra những tần số nhất định không liên tục rồi thu giữ, phản xạ âm thanh để xác định khoảng cách và vị trí của vật thể phản xạ nó.
Khả năng này cho phép chim yến bay trong vùng tối. Tuy nhiên, khả năng định vị bằng tiếng vang của loài yến khác với khả năng định vị bằng tiếng vang của loài dơi. Khả năng định vị bằng tiếng vang ở loài yến thường đi kèm với âm thanh “tiếng rít” mà thính giác của con người có thể nghe được, trong khi loài dơi chỉ phát ra những âm thanh hồng ngoại tần số thấp mà con người không thể nghe thấy. Âm thanh rít của chim yến được tạo ra bởi một cơ quan nằm ở phía sau cổ họng gọi là cyrinx.
Ngoài việc phát hiện sự hiện diện của vật thể và tìm tổ, định vị bằng tiếng vang ở chim yến còn được sử dụng để liên lạc và đưa ra cảnh báo cho những con yến khác không đến gần tổ. Tuy nhiên, không phải loại yến nào cũng có khả năng này. Một số loài có khả năng định vị bằng tiếng vang là yến tổ trắng (A. fuciphagus), yến tổ đen (A. maximus) và yến đu đủ (A. Papuensis).
Lợi dụng điều này, con người đã nghiên cứu và phát triển nghệ thuật dẫn dụ yến về nhà làm tổ.
Người ta đã sử dụng thanh lam gỗ, máy tạo ẩm nhà yến, tổ giả, loa phát,…để tạo nên môi trường sống cho chim yến sinh sống và phát triển.