Kỹ thuật nuôi yến

Địch hại đối với chim yến và cách phòng chống

Chim Yến cũng như các loại động vật khác, đều có các loại địch hại tương khắc như chuột, dơi, dán,…Các loài này có thể gây hại đến mạng sống của chim Yến cũng như chất lượng của tổ yến. Bởi vậy, chúng ta cần tiến hành thực hiện các giải pháp phòng tránh và tiêu diệt chúng ngay từ đầu.

Cách phòng chống địch hại đối với chim yến

1/Chuột

Chuột rất thích ăn trứng, chim con và tổ yến.

Phương pháp phòng chống. Phải loại bỏ chuột bằng cách loại bỏ tất cả các lỗ hỗng làm sao để chuột không vào nhà chim. Đóng cửa và cố gắng không để các dấu vết của giấy in, đồ vật, gỗ. Chuột rất thích dùng những thứ đó để làm tổ

2/ Kiến

Loài kiến này là loài kiến lửa hoang dã (Solenopsis geminata) và kiến gây ngứa. Các loài này thích cắn đốt và ăn chim con, đốt những con chim đang đẻ trứng vì lúc đó chúng thường nằm yên tĩnh.

Phương pháp phòng chống. Kiến bò ở ngoài tổ thì câu nó ra với thức ăn mà kiến thích để kiến bò ra. Rồi xối nước ấm, nước sôi hoặc cồn dọc theo đường câu đó. Tiến hành như thế với tất cả các tổ nếu có kiến.

3/Gián

Động vật này có thể ăn tổ chim làm tổ trở nên biến dạng, nhỏ lại và không hoàn chỉnh. Mặt khác những chất bẩn tích tụ lại, gây ra mùi hôi làm cho tổ yến không còn ngon và có vị tinh tế nữa. Do tổ chim bị bẩn nên chất lượng giảm sút rõ rệt.

Phương pháp phòng chống

Phun thuốc diệt côn trùng (loại không gây hại cho chim như ICON), làm sạch xung quanh nhà. Vứt bỏ các vật dụng không cần thiết để chúng không chiếm chỗ.

5/ Dơi

Nhìn chung chim yến không thích sống cùng nhà với dơi. Bởi vì tập tính ngủ của dơi là treo trên trần nhà, đầu thì ở dưới chân ở trên. Với vị trí như thế các chất bẩn có thể dính lên trần, chỗ chim làm tổ. Các chất bẩn dính nhiều sẽ làm chim yến không thích làm tổ ở đó. Mặc khác, đôi lúc dơi cũng muốn ăn trứng và tổ chim.

Phương pháp phòng chống: Đuổi dơi đi, làm sạch những chỗ dơi treo vào. Phải tìm tất cả các chỗ bẩn, làm mất các vệt đó, sau đó bôi vôi hoặc bôi bột than củi (từ gỗ hoặc vỏ gáo dừa) trộn lẫn với cồn. Bằng cách này dơi sẽ không đến nữa.

6/ Rắn mối và tắc kè

 

Động vật này rất thích ăn trứng và tổ yến thậm chí tắc kè còn ăn cả chim con.

Phương pháp phòng chống: Săn đuổi nó hoặc bắt vứt đi. Cố gắng làm rãnh nước quanh nhà, các lỗ thủng phải bít lại, tuờng nhà phải nhẵn bóng và quét vôi.

Xem thêm:

7/ Chim cắt săn mồi

Bọn này thích ăn chim, xây nhà nên chọn vùng ít loại chim săn mồi.

Xem: Bẫy CHIM CẮT, DIỀU HÂU, Ó, CÚ MÈO…chống phá hại NHÀ YẾN

8/ Trộm

Tường nhà và cửa phải chắc chắn, được khóa bằng phương pháp đặc biệt. Lổ hổng (cửa) chim ra vào không để quá to, có thể đóng lại với lưới mắc cáo bằng sắt, được mở ra trong thời gian ban ngày từ 5h sáng đến 19h00 (tùy theo thời gian đàn chim bay ra và trở về vào lúc n

kiendinh

Recent Posts

Hình dáng và kích thước của nhà yến có thể nhanh chóng có chim trong vòng 1 tháng

- Vào thời điểm tôi viết bài này, có nhiều người xây nhà yến, hàng…

1 week ago

Lời khuyên cho việc tìm vị trí hoàn hảo để xây nhà yến

Bước đầu tiên nếu bạn muốn có được tổ yến là tạo nơi sinh sống…

2 months ago

Cách xử lý dễ dàng để chim nhạn không bỏ chạy

Trong thời kỳ trưởng thành, chim yến thường sử dụng tổ chim mẹ làm nơi…

2 months ago

Tại sao chim yến bay vào và ra khỏi lối vào?

Mỗi nhà yến chắc chắn sẽ gặp những trục trặc, sự cố khác nhau, một…

4 months ago

Thiết kế nhà yến mới nhất, tối giản, nhanh chóng được chim ở

Năm 2017 - 2022 là những năm bùng nổ xây nhà nuôi yến ở Việt…

4 months ago

Cách Làm Nước Hoa Dụ Yến Dễ Nhất Và Đơn Giản Nhất (Hương Thơm Kích Thích)

Về việc thu hút chim yến đến ngủ qua đêm và làm tổ trong nhà…

4 months ago