Phần 2 – Hiện Trạng- Nghiên cứu về nghề Yến
Đông Nam Á (DNA) được thiên nhiên ban tặng cho một sản vật quý báu là tổ Yến , và cũng chỉ có nơi đây mới có điều kiện phù hợp để chim Yến phát triển.Chính vì thế nó cũng lại là trở lực cho một ngành nghề khi các nghiên cứu vè chúng chỉ ở mức độ tìm hiểu cơ bản.
Do đặc tính địa dư nên các nhà khoa học trên thế giới không có cơ hội tham gia nghiên cứu , trong khi nền khoa học hiện đại lại nằm ở các quốc gia này. Chính đặc tính này hạn chế việc nghiên cứu chuyên sâu đối với nghề nuôi chim yến trong nhà. Thiếu và yếu là hiện trạng đang tồn tại của lĩnh vực nghiên cứu.
Để nhận thấy rỏ bản chất của vấn đề hãy cùng xem lại sự so kè của Đông và Tây Y.
Đông y ra đời trước Tây y và đã chiếm giữ thế thượng phong trong một giai đoạn dài, nhưng vì tính ước lệ trong nghiên cứu nên các giá trị đạt được không tái hiện lại chính xác lần thứ 2, các thí nghiệm cứ trôi dần từ kết quả này sang kết quả khác, đôi khi có kết quả đối nghịch với nghiên cứu ban đầu. Chính điều này làm cho các giá trị cơ bản trong đông y bị nghi ngờ, bị bóp méo, đôi khi bị chính bản thân người nghiên cứu thiếu tự tin để chia sẽ. Lâu dần trở thành bản chất và gói gọn trong phạm vi hẹp, khó chia sẽ rộng rãi vì không minh chứng cho những kết quả một cách chính xác. Hay nói khác đi là Đông y không lượng hóa được các giá trị của nghiên cứu
Tây y ra đời muộn, nhưng nó nhanh chóng chiếm lấy nền tảng khoa học và đẫy Đông y rơi vào 1 góc hẹp của những tiến bộ. Các nghiên cứu của người đi trước được lớp kế thừa lập lại một cách chính xác và phát triển chúng lên một tầm cao mới. Thành tựu Tây y được chia sẽ rộng rãi và tập hợp được những phát minh vĩ đại trong cuộc sống.
Tóm lại khi đo lường được vật chất hay hiện tượng, con người sẽ biết phải làm gì để khắc phục nó.
Trở lại nghề nuôi Yến, do nền tảng khoa học khu vực còn hạn chế , các nhà khoa học chỉ tiến đến mức tìm hiểu hay ghi lại hiện tượng sinh học của chim Yến , nói đến đây chắc có nhiều người không đồng tình, tôi xin dẫn chứng 3 việc
1- Khi xác định độ ẩm và nhiệt độ trong nhà Yến , các nhà khoa học phải thực nghiệm việc đo đạc trên mẫu.Để cho ra một kết luận, chúng ta càn 10 điểm đối chứng làm nền. Nếu muốn xác định nhiệt độ tại 1 điểm , chúng at phải xác định 10 điểm trong cùng một môi trường để có được kết quả. Nhưng các thí nghiệm mà tôi đọc được trên các tài liệu nghiên cứu không mô tả điều này. Làm sao có thể kết luận một cách chắc chắn khi nó không được thực hiện đúng nguyên tắc.
Dựa vào các nghiên cứu của các nhà khoa học trong khu vực,các kỹ thuật nhà Yến vận dụng tùy theo cảm nhận cảu mình, họ vận dụng những thiết bị đo đạc để xác định nhiệt độ hay độ ẩm. Do không phải là các nhà khoa học nên cách triển khai cũng thiếu các điều kiện.
VD để ổn định nhiệt độ trong nhà Yến , các kỹ thuật dùng sensor đo nhiệt độ. dựa vào kết quả này, các nhà kỹ thuật kích hoạt máy phun sương đẻ làm giảm nhiệt độ. một bộ phận khác ứng dụng tiến bộ trong công nghệ thông tin dùng các thuật toán can thiệp để chúng tự động phun khi cần thiết. Xem cách giải quyét vấn đề của họ các chủ nhà Yến cũng phần nào yên tâm.
Thật ra cách làm này chỉ dùng để trình diễn chứ không có tác dụng thực tế, vì trong môi trường nhà yến , nhiệt độ ở trên trần nhà và ở dưới sàn hoàn toàn khác nhau,để làm xác định nhiệt độ chính xác chúng at càn đặt dày đặt các sensor ở các vị trí mới có thể xác định nhiệt độ tại thời điểm can thiệp là bao nhiêu? Cách làm này chưa thấy ai nêu ra hay thực hiện. Do không xác định được chính xác nhiệt độ tại thời điểm đó là bao nhiêu thì các biện pháp xử lý đều vo hiệu.Đó là lý do tại sao có sự khac biệt trong các ngôi nhà xây cùng một kỹ thuật.
Một số khác đơn giản hơn, họ dùng timer hẹn lịch để kích hoạt máy phun sương. Nhưng do thời tiết bên ngoài có độ sai lệch giữa ban ngày và ban đêm, có sự khác biệt giứa các mùa trong năm và ngay cả vùng miền….. Cuối cùng sự thành công hay thất bại đều không thể lý giải, đơn giản vì không đo lường được những hiện tượng đang xãy ra.
2-Một lĩnh vực khác cũng dẫn đến quan niệm sai lầm đáng tiếc. Khi nghiên cứu về thức ăn cho chim Yến , mọi người dùng phương pháp khảo cứu thực tế để xác định loại côn trùng được tìm thấy rồi , phân tích theo tỉ lệ. Kết quả này không có giá trị thực tế, nó chỉ mang tính định hướng ( Tôi sẽ trình bày sâu hơn ở phần côn trùng). vì chim Yến ăn côn trùng cánh màng, mà bộ cánh màng có vô số loài và tùy thuộc vào thười tiết , vùng miền , đặc điểm sinh học của thực vật tác động rất lớn đến loài mà chúng làm thức ăn. Với cách phân tích theo phuwong pháp lấy mẫu dễ dẫn đến sai sót do dữ liệu quá ít, các kết quả bỏ sót rất nhiều và mang tính chủ quan của người lấy mẫu ( xem quyển Dữ Liệu Lớn để nắm sâu hơn vấn đề).
3-Không dừng lại ở đó, việc xác định thức ăn cho chim Yến lại bỏ qua vòng đời của côn trùng dẫn đến một số người hiểu lầm là thức ăn dồi dào quanh năm ( xem mục phân tích về côn trùng). Thực tế các loài dều trải qua các giai đoạn biến thái (Phát triển ), chu kì biến thái hoàn toàn và chu kì biến thái không hoàn toàn. có những bộ trải qua 3 hoặc 4 chu kì mới trở thành thức ăn cho chim Yến. Vậy trong vòng đời của chúng, chim Yến chỉ có thể ăn 1/4 số côn trùng trong tự nhiên, (nếu tính xác suất 100%). Làm sao không thiếu thức ăn cục bộ dẫn đến chim không sinh sản . Thực tế chứng minh chưa có nhà Yến nào (theo tài liệu khảo cứu nội bộ) đạt mức độ tăng trưởng 300% mỗi năm mặc dù các điều kiện khác không thay đổi.
Tôi xin phép dừng lại ở đây để kết luận nội dung này. Quá trình nghiên cứu về chim Yến còn thiếu và yếu, Trách nhiệm này đặt lên vai Hiệp Hội Yến Việt Nam.
Phần 2 : Hiện trạng ( tt)- Thời tiết và tác động của chúng đến chim Yến
Phần 2: Hiện Trạng (tt)
Chim Di Cư
Chim Yến là loài chim hoang dã , cho đến hiện tại mặc dù đã tạo môi trường nhân tạo cho chúng sinh sống nhưng riêng thức ăn vẫn lệ thuộc vào tự nhiên.Do vậy việc di cư vẫn diễn ra định kỳ hàng năm khi thời tiết thay đổi và nguồn thức ăn khan hiếm.
Thật ra đối với những vùng nắng ấm áp quanh năm vẫn xãy ra việc di cư định kỳ. Trong thực tế việc “thiếu thức ăn cục bộ” cũng tạo nên sự di chuyển hàng loạt chỉ có điều chúng di chuyển bao nhiêu thì không ai nắm chắc chắn.
Cần phải có hệ thống tự động , sử dụng thuật toán để xác định số lượng chim hàng ngày , và triển khai trên diện rộng mới xác định được chính xác thời điểm chúng di cư
Nếu đo lường chính xác điều này , bộ phận kỹ thuật sẽ giải quyết vấn nạn di cư ” Cưỡng Bức” do thiếu thức ăn và môi trường thay đổi.
Thời tiết lạnh
Là nguyên nhân dẫn đến chim di cư và cũng là nguyên nhân dẫn đến côn trùng chết hàng loạt. Nói chung, các yếu tố môi trường tương tác qua lại và dẫn đến một hệ quả.Chim không chết vì lạnh nhưng sẽ chết vì đói và khát.
Nếu giải quyết vấn đề thức ăn, trong thức ăn có 30% nước, điều đó mặc nhiên giải quyết cả thức ăn lẫn nước uống.( xem thêm nghiên cứu chuyên sâu, thức ăn).
Thiếu thức ăn cục bộ
Ngoài Bắc chim chêt vì thiếu thức ăn vào mùa rét, nó có thể diễn ra theo 1 kịch bản viét trước hàng năm, các nhà Yến vẫn ngậm ngùi đón nhận như một quy luật tất yếu ( xem phần giải pháp, sẽ viết sau)
Còn từ đèo Hải Vân vào nam thì không chịu tác động của hiện trạng này.Thế nhưng tại sao tỉ lệ tăng đàn không như lý thuyết 300% mỗi năm. Nếu luận theo phương pháp loại suy, điều kiện môi trường , thức ăn, và tập tính sinh học của vật chủ thì chỉ có yếu tố thức ăn là biến động. Vì thế có thể tìm ra kẻ thù không tăng đàn của chim Yến là thức ăn.
Vậy tại sao thức ăn dồi dào, đồng lúa , rừng cây bạt ngàn , nơi sản sinh côn trùng quanh năm thì làm sao thiếu thức ăn cho được??
Chúng at hãy bình tĩnh để xét nhé, Hiện trạng đã có rồi, còn nguyên nhân thì sao?
Hãy xét ở vòng đời côn trùng cánh màng , chúng at sẽ có vài thông tin
Chim Yến bắt mồi trong không khí, vì thế những loài côn trùng chỉ trở thành thức ăn khi và chỉ khi chúng trưởng thành và bay trên không ( có cánh). Trong những chu kì còn lại, chim Yến không thể… Vậỵ qua trình cung cấp thức ăn từ tự nhiên không đủ để cho chúng phát triển bền vững . khi thì quá nhiều nhưng lúc lại không có.Thực tế chỉ 25% sản lượng (nếu tính 100% bắt mồi) là có thể làm mồi cho chim.
Nói đến đây sẽ có rất nhiều người cho rằng tôi dùng thuật ngụy biện để dẫn dắt, thiếu tính khoa học, bởi học thuyết cân bằng loài đã cho 1 học thuyết, thiên nhiên sẽ tự cân bằng và đó là sức mạnh của quy luật tự nhiên. Xin thưa với các bạn, nếu chim hoang dã thì hoàn toàn đúng, nhưng nội dung của vấn đề là mỗi năm chúng at xây thêm bao nhiêu ngôi nhà Yến, con người đã tác động vào tự nhiên một cách vô tội vạ thì thiên nhiên làm sao cân bằng hở các bạn. Chúng at đừng lạc quan tếu nữa. Theo thống kế của chúng tôi, 60% nhà yến nằm dưới điểm hòa vốn, 30% thất bại hoàn toàn và 10% thành công và sống đuwocj với nghề này.
làm sao để đưa 60% kia vượt lên , sự thành công của của 1 quốc gia là sự thành công của số đông chứ không phải của 10% đó.
Cho đến khi chúng at chưa ý thức được quy luật của quy luật ( Rule of rule ) thì danh sách thất bại sẽ dài ra và trong đó có cả chúng at và người thân chúng at nữa. Lúc này không phải là vấn đề của nghề Yến, của người buôn Yến, của anh me kỉ thuật….. mà là vấn đề của toàn xã hội.
Vấn đề của Fomosa chưa ráo mực, đó không phải là vấn đề của bà con miền trung nữa, mà là vấn nạn quốc gia , mọi thành phần đang chung tay
Tôi lo cho Cần Giờ nhiều như những gì nó đang mơ….
Chim Yến có ăn được Rầy ??
Chim Yến có ăn Rầy không? Sự ngộ nhận hay lạc quan
Đây là câu hỏi khá thú vị!
Trước hết cần xác định đặc tính sinh học của Rầy?
Chúng sống nhiều trong các cánh đồng và thường bùng nổ về số lượng vào các vụ mùa. Chúng sợ tiếp xúc trực ánh sáng mặt trời do các bức xạ, và chỉ bay lên vào ban đêm dưới ánh đèn. Sự xuất hiện của chúng trên không khi có tác động của hóa chất và các tác động cơ học như gặt , phun xịt….
Nếu xét trên lý thuyết , cơ hội chim Yến bắt được Rầy là rất ít, và cơ hội đó cũng đầy nguy hiểm do Rầy đã phơi nhiễm hóa chất.
Chúng at thường không phân tích đối tượng làm thức ăn cho chim Yến một cách chi tiết dẫn đến xem nhẹ yếu tố thức ăn hỗ trợ để chúng được phát triển tương xứng với khả năng vốn có. Chim yến ăn Rầy nhưng đó chỉ là những tỉ lệ rất ít và có thể đó là giao điểm của dữ liệu nhỏ, khi mà con người chỉ làm mẫu vài lần rồi kết luận.
Cho đến giừo phút này tôi vẫn tự hỏi làm sao chi Yến ăn được rầy khi mà chúng không bay lên không trung vào ban ngày.
Côn trùng có thể bay lên dày đặt vào ban đêm , nhưng không có nghĩa là chúng sẽ bay lên vào ban ngày.
Có một giáo sư người Anh chia sẽ với tôi về kỹ năng tìm kiếm thông tin cho các nghiên cứu, ông ấy chia sẽ với tôi rằng, ông ấy là một người kém thông minh , nhưng vì ông ấy luôn luôn đặt câu hỏi trong mọi vấn đề, và sau đó đi tìm câu trả lời, những câu hỏi nào không có lời giải thì đó là nút thắt của vấn đề, Ông at sẽ đào sâu hơn và tìm người trợ giúp….
Khi chúng at xác định chim Yến ăn các loài côn trùng trong tự nhiên, nhưng chúng at đã đi tìm chúng ăn bao nhiêu loài ? những loài đó có ở những đâu? điều kiện để chúng sinh sản? và vòng đời của chúng?…..
Các bạn ạ, khi chúng at chỉ có 1 vài ngôi nhà nuôi Yến thì đó là vấn đề của những người nuôi, nhưng nếu muốn mơ một giấc mơ …. xin hãy tỉnh táo để chuẩn bị cho mình một hành trang .Nếu muốn tham gia vào nghề , các bạn hãy tìm hiểu một cách thật kỹ, đừng xây dựng một chiến lược kinh doanh có quá nhiều ẩn số. Đã đến lúc nghề nuôi Yến không còn dành cho người giàu, mà đang trên đã xã hội hóa .
Chim Yến có ăn Rầy không? các bạn đi tìm hiểu giúp nhé.
Kiểm soát môi trường nhà yến .
Môi trường không kiểm soát
Do chúng ta tiếp cận nghề nuôi Yến chưa lâu, đa số lại tự phát và mang hơi hướng duy tâm hơn là áp dụng tiến bộ khoa học. Điều này cũng dễ hiểu , bởi các tài liệu nghiên cứu chỉ mang tính định hướng, không đo lường. Chưa có trường học nào dạy chúng ta nghề nuôi Yến, hầu hết các buổi tập huấn hay tư vấn đều mang tính chủ quan của người chia sẽ. Đứng ở khía cạnh nào đó , việc chia sẽ có chân tình đến đâu cũng khó đạt được giá trị thực tế do chúng thuộc về kinh nghiệm.
Với nghề nuôi Yến trong nhà, có 3 yếu tố tác động đến sản lượng tổ Yến là thức ăn, môi trường và âm thanh. Nếu 1 trong 3 yếu tố bị thay đổi theo chiều hướng bất lợi sẽ dẫn đến sản lượng tổ Yến giảm , đôi khi mất cả đàn Yến .
Chúng ta ai cũng nắm nhiệt độ và độ ẩm trong nhà Yến là bao nhiêu? Nhưng chúng ta không có giải pháp để kiểm soát chúng. Chính điều này là kẻ thù giấu mặt dẫn đến sự thất bại cho nhà mới xây lẫn nhà nhiều năm tuổi.
Hiện đang tồn tại 3 phương pháp kiểm soát môi trường
1- Điều khiển các thiết bị phun sương và tạo ẩm bằng timmer.
Phương pháp này đơn giản và dễ sử dụng. Nhưng nó lại chứa đựng quá nhiều rủi ro. Đường cơ bản về nhiệt độ và độ ẩm không có, mọi chỉ số chỉ dựa vào ước lượng, dùng timer để thiết lập chu kì cố định phun sương và tạo ẩm. Biên độ lệch điều kiện môi trường trong phương pháp này phụ thuộc vào điều kiện môi trường bên ngoài.Đối với những vùng có độ lệch lớn hơn 5 về nhiệt độ thì phương pháp này kém hiệu quả.
2- Các thiét bị được điều khiển tự động
Đã xuất hiện những ý tưởng mới để khắc phục nhược điểm của phương pháp 1.Các nhà kỹ thuật trẻ đã đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong điều khiển các thiết bị .Về ý tưởng thì rất tốt, nhưng thực tế triển khai chưa có cái nhìn tổng thể, chưa đặt nền tảng nghiên cứu khoa học trong phương pháp luận, mà chỉ xuất phát từ cách giải quyết vấn đề cục bộ, chưa giải quyết tổng thể. Chính điều đó làm cho việc ứng dụng manh mún và chưa giải quyết các vấn đề một cách tổng thể.
VD : trong lập trình, các nhà lập trình thường bắt đàu bằng mô hình hóa các đối tượng thành modul sau đó đi vào giải quyết chi tiết. Phương pháp này giúp cho hệ thống được vận hành theo cơ ché modul , khi phát sinh một vấn đề nào đó của nhà Yến cần giải quyết chúng ta chỉ thêm modul mới vào trên nền tảng đã xây dựng, sự việc sẽ đơn giản và mang tính kết nối với các vấn đề đa lĩnh vực.
Chính việc chưa có cái nhìn tổng thể nên các nhà kỹ thuật chỉ giải quyết được việc điều khiển máy phun sương để hạ nhiệt độ,hay máy tạo ẩm để tăng ẩm…. Thực chất còn rất nhiều chỉ số đi theo cần giải quyết,…
Do thiếu tính chuyên nghiệp nên việc xác định nhiệt độ trong nhà yén bằng các sensor cũng thiếu chính xác, do nhiệt độ luân chuyển và chịu tác động của áp suất, vì thế có sự khác biệt rất lớn giữa tầng 1 và tầng 3, giữa trên trần và dưới sàn… Nếu muốn xác định chính xác cần phải lắp đặt hệ thống sensor dày đặt và một thuật toán đủ mạnh để can thiệp chính xác nhiệt độ chuẩn làm đường biên để can thiệp…
Như các bạn biết , chỉ riêng sensor mỗi cái đã gần 1000$, nếu dùng 30 sensor để lấy số liệu cho 1 ngôi nhà 3 tầng 480 m2, chúng ta đã mất 30.000$ chưa tính đến phần cứng…. Điều này là không thể .
Do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện tại chỉ dừng lại ở việc lấy 1 điểm sau đó xác định bằng thuật toán để tiến hành can thiệp bằng thiết bị. Nếu xử lý bằng phương pháp này chỉ nhằm để trình diễn chứ không phải là cách giải quyết vấn đề
3- Dùng hệ thống điều khiển hơi nước
Đã có doanh nghiệp dùng nguyên lý hoạt động của máy lạnh để hạ nhiệt độ và điều khiển độ ẩm theo thuật toán có sẳn. Cách làm này khá hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu về việc ổn định môi trường trong nhà Yến.Nhưng…. quá đắt , hơn 300 triệu cho đầu tư phần cứng. Khi xãy ra hư đường ống thì nơi đó vẫn không đạt được yêu cầu của mục tiêu đề ra
2.6-Truy suất nguồn gốc
Với cơn lốc hàng giả, hàng kém chất lượng trong thời gian qua làm dẫy lên mối quan ngại về nguồn gốc sản phẩm. Hệ quả to lớn từ các thống kê cho thấy tỉ lệ ung thư ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Nó không còn là nỗi lo của người giàu hay kẻ nghèo, mà hôm nay nó là nỗi lo của toàn xã hội.
Chúng ta hô hào , phê phán, đã kích những người buôn bán hàng giả hàng kém chất lượng nhưng chúng ta chưa cho họ một giải pháp. Những phương pháp kêu gọi lòng tự trọng , sự trăn trở hay lòng trắc ẩn chỉ là cách làm về mặt hình thức.
Các hiệp hội ra đời, dấy lên phong trào bảo vệ người tiêu dùng một cách mạnh mẽ, nhưng vẫn là những quyết sách không cụ thể, nó mang tính chung chung, hay nếu có thì lại vụn vặt trong những mãnh ghép thiếu thốn , Không đủ để giải quyết dứt điểm một vấn đề của xã hội. Việc nhiêm Asen vừa qua xuất phát điểm từ hội bảo vệ người tiêu dùng! Một câu hỏi rất lớn được đặt ra về hình thức và nội dung,chúng ta cần cả 2 .
Khi mà niềm tin của con người không còn tồn tại, họ cần một cơ chế giám sát đủ mạnh để bảo vệ họ, 4 từ Truy Suất Nguồn Gốc ra đời đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đã có các quy chuẩn của VietGap, GlobalGap, Iso….một phần đã đem lại niềm tin cho người tiêu dùng. Mọi người đã nói đến những sản phẩm có nguồn gốc rỏ ràng, các thương hiệu làm ăn chân chính đã có đất sống.
Đối với nghề nuôi Yến , việc truy suất nguồn gốc là điều tối càn thiết hiện nay. Do giá trị của tổ Yến rất cao nên người tiêu dùng cần phải biết rỏ sản phẩm mình sắp mua nó như thế nào? Xuất sứ ở đâu? Chất lượng ra sao?Người tiêu dùng vẫn phải tìm cho mình 1 phương pháp như “ Người tiêu dùng khôn ngoan”, trước những thủ đoạn gian xảo của bọn gian thương , mọi thứ đều có thể vượt qua những phương pháp mà người tiêu dùng đang sử dụng.
Trong một buổi “Họp mặt” của người nuôi yến diễn ra tại Sài Gòn, một quan chức được mời phát biểu, những trăn trở , những cảm thông của vị quan chức này đáng được trân trọng. Đứng ở góc độ nào đó tôi cảm thấy cái tâm , cái tình trong họ , những người tiêu dùng vẫn dành cho tổ Yến Việt Nam một sự ưu ái nhất định. Nhưng, chúng ta hãy tỉnh táo, khi mà chúng ta quyết tâm đưa nghề nuôi Yến thành một nghề mũi nhọn làm tăng thu nhập GDP cho quốc gia thì khách hàng chúng ta không phải là đối tượng này, họ là những nhà sản xuất GTGT lớn, họ cần một khung pháp lý rỏ ràng, một tiêu chuẩn cụ thể và 1 phương pháp thuyết phục được họ rằng sản phẩm chúng ta là sạch và chất lượng.
Đã vào WTO được hơn 10 năm, Tiêu chuẩn để đưa sản phẩm ra thế giới bị bỏ quên,tổ Yến Việt vẫn lẹt đẹt trong sân nhà và đã bị bạn bè vượt qua rất nhiều mặt, đâu đó vẫn có những trăn trở nhưng vốn dĩ có quá nhiều bất cập cho nghề này. Chúng ta xét từng khía cạnh để làm rỏ những gì mà chúng ta cần vượt qua trong việc Truy Suất Nguồn Gốc, một trong những yếu tố giúp tổ Yến Việt Nam đi xa.
-Thứ nhất, pháp lý chưa rỏ ràng, chính phủ chưa công nhận chính thức nghề này bằng các văn bản pháp luật, đa số đều lách luật để tồn tại. chính yếu tố này làm cho các thành phần trong xã hội chưa dám tham gia.Do cơ bản rủi ro đầu tiên thuộc dạng bất khả kháng là yếu tố pháp luật.
Trong buổi làm việc với ban lãnh đạo của một ngân hàng, sau khi nghe tôi trình bày về đề án xã hội hóa nghề nuôi Yến, suốt buổi phản biện, họ cảm thấy đồng quan điểm và bảo rằng còn 1.500 tỷ đồng đang chờ hỗ trợ. Nhưng….. họ cần có văn bản chính thức từ chính quyền cho nghề này tồn tại….Tôi ra về và lao vào công cuộc vận động để điều nhiễn nhiên này trở thành thực tế.
-Thứ 2, tổ Yến là sản phẩm đặt biệt, cần phải có 1 phương pháp đặt biệt để triển khai việc Truy Suất Nguồn Gốc, Chúng ta không thể làm giống như truy suất nguồn gốc con tôm hay con cá … vốn dĩ chúng khác hoàn toàn về nội dung.Đối với người tiêu dùng cho sản phẩm Tôm, họ chỉ cần hệ thống vietGap hay ISO là đã yên tâm, mặc dù đâu đó vẫn còn những lỗ hỏng để kẻ xấu trục lợi, nhưng với sản phẩm có giá trị thấp, phương pháp thực hiện như thế là quá đủ.
Trở lại với sản phẩm tổ Yến , người mua cần biết sản phẩm họ bỏ tiền phải là sản phẩm được bảo vệ nghiêm ngặt từ khâu nuôi trồng cho đến khi tới tay họ,ngoài yếu tố bổ dưỡng về sức khỏe, họ còn mua cả niềm tin. Để tin nhau chắc có lẻ phải để họ được quyền theo dõi, mục thị kiểm soát toàn bộ quá trình này. Đó mới là ý nghĩa của việc truy suất, nếu chỉ trưng ra vài cái văn bản chứng nhận xuất sứ, vài đoạn code QC để kiểm tra thì e rằng việc truy suất là vô nghĩa. Hãy cho người tiêu dùng nói lên tiếng nói của họ, họ cần gì? Làm sao để họ tin rằng sản phẩm chúng ta là sản phẩm sạch, chất lượng. Khi đó chúng ta sẽ thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của họ. Không nên lấy cái hình thức đã làm thành công rồi nhét vào đó 1 nội dung hoàn toàn khác.
Sẽ có nhiều bạn bè nói tôi ngông, chắc tôi sẽ vui khi các bạn còn quan tâm đến điều tôi đang nói. Nhưng… nếu nhìn lại cách chúng ta làm trong những năm qua,các bạn sẽ cảm thấy sự ngông nghênh là cần thiết cho những giá trị mới mà các bạn muốn xây dựng.
Hãy khác biệt !
2.7 Thương mại bấp bênh:
Đây là đề tài ai cũng biết, ai cũng tỏ tường nhưng xem ra chúng ta, những người con đất việt bao giờ cũng ngậm quả đắng khi cọ xát thực tế cùng bạn bè quốc tế. Tại sao ?
Tôi luôn bắt đầu bằng một câu hỏi, rồi lại đi tìm câu trả lời , nếu có những câu tại sao mà tôi chưa tìm ra, mong rằng các bạn nào đọc nội dung này, hãy chung tay tìm câu trả lời cho một vấn nạn các bạn nhé!
1-Tại sao thương mại tổ Yến lại bấp bênh?
2-Khách hàng mua tổ Yến chúng ta là ai? Đến từ đâu?
3-Họ mua tổ Yến để làm gì?
4-Đâu là thướt đo để họ chọn lựa?
5-Lợi thế của Việt nam ở đâu trong phân khúc khách hàng cao cấp này?
6-Hiện trạng chế biến ,thương mại tổ Yến tại Việt Nam như thế nào ?Nguy cơ nào cho ngành Yến Việt Nam ?
Đi tìm câu trả lời
1-Tại sao thương mại tổ Yến bấp bênh?
Không biết từ đâu, chúng ta có cách tư duy đam mê đi trước kỹ năng, cứ có đam mê rồi mọi thứ chúng ta sẽ vượt qua, có đam mê mới có tinh thần làm việc và chắc chắn sẽ tốt. Chính vì cách nghĩ này mà chúng ta luôn luôn gặp phải khủng hoảng. Thích nuôi yến thì nuôi thôi, từ từ nghề dạy nghề, thích nuôi tôm, nuôi thôi , nghề dạy nghề…. Cứ như thế chúng ta lao vào những sở thích mà không cần biết mình có kỹ năng gì để phát huy sở thích mà mình đang theo đuổi.
Qua rồi nguồn cung tổ Yến rất hạn hẹp, cung không đủ cầu, mọi người không cần biết những gì sắp và đang diễn ra đối với nghề mà họ đang đầu tư, với những cách nghĩ đơn giản, còn lâu mới đáp ứng đủ nhu cầu trong nước chứ đừng nói đến thị trường xuất khẩu.
Vào WTO, thị trường mở cửa, tổ Yến các nước bạn tràn vào Việt Nam qua mọi ngã, giá cả đổ nhào theo cơn lốc này. Thế nhưng chả ai đưa ra cảnh báo đúng mức để mọi người cảnh tỉnh, người ta cứ lấy thiểu số ở đâu đó để làm mức giá so sánh,và rồi cứ an ủi chính mình rằng tại mình chưa gặp may.
Mới đây thôi, có 1 trang Face cổ súy cho giá bao tiêu là 30tr nếu …Nhưng đâu đó có những coment ca thán rằng họ bán 14,5 tr/kg mà không ai mua. Comment chưa dứt thì chủ trang mắng cho mấy câu đại loại là dở , không biết cách bán, tiếp theo họ dùng củ cà rốt để dẫn con lừa tiếp tục theo đuỗi lý tưởng mà họ đặc ra cho dù không có một cơ sở nào để chứng minh điều họ cam kết.
Chúng ta vẫn tư duy theo cảm tính, không ai minh chứng cho những gì mình nói bằng một giá trị cụ thể !
Tổ yến tôi bán là tổ Yến thật? căn cứ vào đâu để chứng minh là tổ Yến thật
Tổ Yến tôi bán là tổ yến chất lượng cao? Căn cứ vào đâu để nói rằng tổ Yến này là tổ Yến chất lượng cao?
Mọi giá trị đều mụ mị, chỉ có giá trị đối với bà con thân thích, chòm xóm, khi vươn ra bên ngoài, cách nói này còn phù hợp không?Những thành công của ngày hôm qua không có nghĩa là ngày hôm nay cũng sẽ thành công?Phải biết tại sao chúng ta thành công hôm nay và nguy cơ một khi chúng ta không còn ở ao làng nữa. Chúng ta không thể lấy giá trị được chòm xóm công nhận rồi phủ lên nó 1 luật chơi bắt người bên ngoài công nhận. Chúng ta đang chơi luật chơi quốc tế, không ai có thể áp đặt cuộc chơi mà không có sự chấp nhận của họ.
Cứ thế giá cả tổ Yến phụ thuộc vào số khách hàng chấp nhận cuộc chơi mụ mị về chất lượng. Số khách hàng này có chấp nhận luật chơi này nữa không, khi mà có một nhà cung ứng chứng minh mọi giá trị bằng các đơn vị đo lường cụ thể?Chúng ta, những người nuôi Yến hôm nay nghĩ sao về điều này ? Khi cơn lốc tổ Yến giả, tổ Yến kém chất lượng đi qua cuốn theo tất cả niềm tin mụ mị ấy. Thử đặt chúng ta , những người bán tổ Yến vào vị trí khách hàng , chắc có lẻ chúng ta sẽ thấy mình đang xây lâu đài trên cát
2- Khách hàng mua tổ Yến chúng ta là ai ? Đến từ đâu?
Thị trường trong nước chắc không kham nổi số lượng tổ Yến cung cấp ra thị trường trong tương lai, bởi đơn giản số người giàu có không tăng tương xứng với sự gia tăng của các nhà cung cấp tổ Yến. Số khách tiêu thụ nội địa lại không phải là nhóm khách hàng dễ tính, một khi có sự chọn lựa khác họ sẽ bỏ rơi những giá trị mơ hồ đấy để chọn cho mình một phương thức rỏ ràng, sòng phẳng hơn.
Vậy với số lượng lớn tổ Yến đưa ra thị trường trong tương lai phải đến từ Trung quốc, nơi có số dân đông nhất thế giới và cũng là quóc gia hiểu rỏ về giá trị của tổ Yến. Lịch sử chứng minh, chưa bao giờ chúng ta có thể ổn định với phân khúc khách hàng này . Tại sao? Các bạn chắc có nhiều thông tin về con Tôm, con Cua, Thanh Long, Dưa hấu … Các sự vụ được nêu lên ngày càng dài ra. Chúng ta không kỳ thị hay quy chụp, nhưng chúng ta hãy tỉnh táo để nhận ra bản chất của thị trường mà mình sắp đương đầu. Đừng lạc quan với vài đơn hàng dùng thử hay một vài cá nhân điển hình. “Phi thương bất phú “ là câu nói của họ. Những thương nhân sừng sỏ làm tan nát ngành nông nghiệp Việt Nam.
Chúng ta thử phân tích một nghề mà chúng ta có và đã từng làm ăn với thị trường Trung Quốc.
Tập 1 : Đánh các nhà máy chế biến Tôm
Năm 2010, các thương lái Trung Quốc tràn vào tận các đầm tôm Việt Nam, bất kể giá cả lẫn size cỡ, họ mua tất cả. Các nhà máy chế biến thủy sản Việt Nam không còn hàng để sản xuất, các hợp đồng với đối tác bị hủy bỏ, bồi thường, hàng loạt các nhà máy khu vực ĐBSCL phải đóng cửa.
Tập 1 kết thúc, nông dân thắng lớn, các nhà máy chế biến thảm bại
Tập 2 : Đánh nông dân và thương hiệu Tôm Việt Nam
Uy tín của thương lái Trung Quốc dâng cao, tiền tươi thóc thật nói gì mà chả được, họ bắt đầu dạy cho thương lái Việt Nam bơm các tạp chất vào con Tôm, những chất như javen, Aga… tạo thành thói quen gian lận thương mại.
Sau khi đã nắm chắc con nghiện gian lận không thể từ bỏ thói quen này, họ rút dần khỏi thị trường Việt Nam , các nhà máy bắt đàu thu mua được nguyên liệu có bơm tạp chất vào Tôm. Kết quả đến năm 2013, toàn bộ thị trường Nhật bản công bố sách đỏ về hiện trạng Tôm có bơm tạp chất . Các container đứng dài trong danh sách trả về Việt Nam. Uy tín thương hiệu Tôm Việt Nam bị đánh gục trước Thái land và Ấn Độ.
Tập 2 toàn thắng thuộc về ai ? những đầm tôm trơ đáy và những nhà xưởng chế biến tôm rỉ sét ! Nỗi đau còn đó
Các bạn ạ, những ai đã từng nghiên cứu sự vận hành của thị trường nông sản Việt Nam đều phải dè chừng trước những đối tác Trung Quốc, họ không xem chúng ta là những người bạn thật sự, mà chúng ta chỉ là một công cụ trong một trò chơi gian lận, đôi khi con cờ nghĩ rằng mình là kẻ chơi cờ.
Tôi không bài xích thị trường Trung Quốc, nhưng tôi muốn chia sẽ những thảm bại đã qua để các bạn hãy chuẩn bị cho mình một đối sách, một chiến lược phù hợp. Khi chúng ta chứng minh được tính dược liệu của tổ Yến thì không phải thị trường Trung Quốc , mà cả thị trường Nhật Bản,Âu Mỹ đều cần, giống như quả Gấc đấy thôi!
Hãy đoàn kết lại, hãy lắng nghe tiếng nói của mọi thành phần, cuộc chiến thương mại toàn cầu không dành cho ai.
3- Khách hàng Trung Quốc mua tổ Yến để làm gì ?
Đa phần sử dụng như một món ăn bổ dưỡng, các nghiên cứu về đông y mang tính ước lệ không đo lường. Chính điều này làm cho giá trị tổ Yến dễ bị thay thế bằng một số loại sản phâm khác khi có bất ổn về chất lượng. Họ thay thế bằng một số sản phẩm khác như Đông Trùng Hạ Thảo, Nhân Sâm …
Cần phải có sự giúp sức của các nhà khoa học để nghiên cứu dược tính của Tổ Yến , để giá trị cốt lõi của nó không thể thay thế bằng một sản phẩm khác. Mong rằng khi tôi viết điều này thì ai đó đã có những nghiên cứu chuyên sâu.
4-Đâu là thước đo để khách hàng chọn lựa?
Làm ra được tổ Yến không chỉ có Việt Nam, các quốc gia Đông Nam Á đã đi trước chúng ta. Cung đã vượt cầu, các sản phẩm của họ bắt đầu tràn vào Việt Nam. Chúng ta chống đỡ yếu ớt bằng các thông tin không kiểm chứng . Có đúng tổ Yến Việt Nam tốt hơn tổ Yến Malaixia ? Tổ chức nào xác nhận ? Sản lượng chúng ta còn khiêm tốn, chủ yếu khách hàng là bạn bè chòm xóm, họ chắc chắn ủng hộ chúng ta.Khoảng trống thị trường này rồi sẽ bị chiém mất khi một ngày nào đó họ có thiết bị đo lường, chứng minh rằng mọi tổ Yến đều có chất lượng như nhau. Thậm chí tổ Yến của họ còn được nuôi theo công nghệ Bio, Organi… Có truy suất nguồn gốc… có công nghệ chế biến hiện đại….Lúc này chúng ta làm gì để bảo vệ nhau khi mà bản thân chúng ta còn thấy hồ nghi đièu mình đang nói.
Hãy tìm cách lượng hóa bằng các số đo cụ thể, viễn cảnh xãy ra đièu này không còn xa nữa.
5-Lợi thế của Việt nam ở đâu trong phân khúc khách hàng cao cấp này?
Là quốc gia nông nghiệp ,lại nằm trong vùng nhiệt đới, chúng ta lại có dòng Yến Hàng được xem là cho tổ Yến chất lượng cao nhất trong các loại tổ Yến trên thé giới? Điều này chỉ nghe truyền miệng, cần phải biến lợi thế cạnh tranh này thành những lợi thế thật sự.Điệp khúc này phải được nêu lên trong các tạp chí khoa học danh giá để mọi người công nhận chính thức. chúng ta không thể khen mãi đứa con mình sinh ra, điệp khúc này e rằng sẽ lạc điệu.
Bên cạnh đó cần phải tạo ra lợi thế cạnh tranh mới bằng các ứng dụng tiến bộ khoa học, các công cụ ché biến nhằm đưa Việt Nam thoát ra khỏi tập quán sản xuát của khu vực, tiến tới một nền nông nghiệp tiên tiến, khi mà các quốc gia khác đang chưa thật sự đột phá.
6-Hiện trạng chế biến ,thương mại tổ Yến tại Việt Nam như thế nào ?Nguy cơ nào cho ngành Yến Việt Nam ?
Các chủ nhà Yến Việt Nam thường kiêm luôn việc chế biến, quá trình này hình thành từ việc thu hoạch tổ Yến nhà sau đó phát triển thành các cơ sở chế biến nhỏ lẻ.Do quy mô nhỏ nên các phương pháp chế biến đều dùng thủ công và không có phương pháp kiểm soát chất lượng một cách hiệu quả.
Những quan ngại về nhiễm vi sinh, hàm lượng No2 hay dư lượng clo có trong thức ăn được tích tụ lại ở sản phẩm đều không được quan tâm. Những quan ngại này đếu có thể được giải quyết bằng các thiết bị trong một quy trình sản xuất nghiêm ngặt.
Tháng 04 năm 2014 , có 2 container 20 feet bị trả về từ Nhật Bản với lý do nhiễm Itraconazole, một loại thuốc trị nấm . Hoạt chất này không tìm thấy trong quy trình nuôi trồng cũng như chế biến . Các nhà nhập khẩu cũng lấy làm khó hiểu nên họ mở cuộc điều tra nhằm giúp các nhà máy chế biến tìm ra nguyên nhân. Qua quá trình theo dõi họ phát hiện các công nhân đã sử dụng thuốc trị nấm kẽ tay, sau đó họ lột vỏ đầu tôm và để lại dư lượng này trong sản phẩm .
Sau sự việc này, QC các nhà máy yêu cầu kiểm tra vệ sinh công nhân trước khi vào làm việc, 100% công nhân pải mang găng tay khi chế biến hàng HLSO ( lột bỏ đầu ).
Có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong chế biến nếu không được tuân thủ e rằng những rủi ro đáng tiếc sẽ làm khách hàng mất niềm tin. Lấy khách hàng đã khó, giữ được họ càng khó hơn. Nếu không có 1 tập thể đủ lớn để tiến tới tự động hóa các khâu sản xuất , e rằng một ngày nào đó toàn bộ thị trường mới , khó tính như Nhật Bản và Châu sẽ không là cơ hội cho Việt Nam.
Tác giả: Tôm Sú bio